Nợ xấu bất động sản chỉ còn gần 8.500 tỷ đồng

Cập nhật: 2020-01-31 13:02:39

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước công bố tại buổi họp Ban chỉ đạo trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản sáng nay, đến hết tháng 2, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản đạt 266.728 tỷ đồng, tăng 1,8% so với 31/12/2013.  Trong đó, vay xây dựng khu đô thị là 49.334 tỷ đồng, tăng 0,7% so với cuối năm 2013, vay xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất là 14.865 tỷ đồng, giảm 1,3%, vay xây dựng văn phòng (cao ốc) cho thuê là 35.151 tỷ đồng, tăng 1%…

So với thời điểm cuối năm ngoái, dư nợ cho vay mua quyền sử dụng đất tăng mạnh nhất, lên tới 7,5% đạt gần 17.000 tỷ đồng. Trường hợp cho vay để đầu tư, kinh doanh bất động sản khác là 47.003 tỷ đồng, tăng 5,1%.

bt-lk-3392-1397791552.jpg

Tốc độ tăng trưởng tín dụng bất động sản đạt xấp xỉ thời điểm cao nhất trước đây. Ảnh: H.Lan

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nhận định, tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với bất động sản đã có những dấu hiệu tích cực. Ông Nam dẫn chứng, năm 2009, thời điểm thị trường bất động sản phát triển mạnh, dư nợ lên tới 270.000 tỷ đồng. Đến đầu năm 2011, khi tín dụng bất động sản bị siết, con số này giảm xuống còn 230.000 tỷ. Tính đến cuối tháng 2 năm nay, dư nợ cho bất động sản đạt khoảng 266.00 tỷ đồng

“Như vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng bất động sản hiện nay đã gần xấp xỉ thời điểm cao nhất trước đây”, ông Nam nhận định. Ngân hàng Nhà nước cho hay, tỷ lệ nợ xấu đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản đến cuối tháng 2 là 3,16%, giảm 0,22% so với điểm cuối năm 2013.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến ngày 25/2, tổng giá trị tồn kho bất động sản còn gần 92.700 tỷ đồng, giảm khoảng 1.770 tỷ đồng (tương đương 1,87%) so với tháng 12/2013. Trong đó, chung cư tồn khoảng 19.210 căn, tương đương 28.582 tỷ đồng. Tồn kho đất nền nhà ở khoảng hơn 9 triệu m2, tương đương 33.880  tỷ đồng. Ngân hàng nhà nước đánh giá, tỷ lệ nợ xấu bất động sản giám là phù hợp với xu thế giảm của hàng tồn kho bất động sản.

Thị trường bất động sản rơi vào khó khăn từ năm 2011 đến nay do chính sách siết tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp, tháo gỡ khó khăn cho thị trường như cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02,  bất động sản được loại trừ khỏi lĩnh vực không khuyến khích…

Các chuyên gia đánh giá, thị trường bất động sản Việt Nam có thể chia làm 3 thời kỳ: đóng băng, phá băng và phục hồi. Giai đoạn đóng băng kéo dài 2 – 3 năm, giai đoạn phá băng 3- 5 năm. Hiện địa ốc đã qua giai đoạn đóng băng và đang nằm ở giữa thời kỳ phá băng và giải quyết nợ xấu. Bởi vậy vấn đề nợ xấu trong bất động sản cần giải quyết dứt điểm, thị trường mới có thể hồi sinh.

Hoàng Lan

Bạn đang xem tại Văn phòng cho thuê quận 3.vn